Những bức vẽ nổi tiếng ai nhìn cũng biết nhưng lại không hiểu hết bí mật đằng sau

  • thuythuy
  • 10:02:49 21/08/2018
Nhiều khi mọi thứ được phô bày ra trước mắt cũng chưa phải là tất cả sự thật, đúng không nào?

Nhiều khi mọi thứ được phô bày ra trước mắt cũng chưa phải là tất cả sự thật, đúng không nào?

Những họa sĩ thường thích để lại tin nhắn bí mật và ý nghĩa ẩn trong những tác phẩm của họ một cách rất thường xuyên khiến không ai ngờ tới. Ví dụ, bạn có nhớ bức tranh nổi tiếng The Girl with a Pearl Earring không? Hóa ra đó không phải là chiếc khuyên tai mà chúng ta vẫn tưởng. Làm thế nào mà hai bức tranh của Salvador Dalí lại có mối liên kết chặt chẽ với chị gái của mình?

Vebay sẽ giúp bạn có cái nhìn mới hơn về thế giới nghệ thuật và tiết lộ cho bạn một số câu chuyện ẩn trong các bức họa sau đây nhé.


Salvador Dalí đã trả thù chị gái mình như thế nào?

Trước khi gặp Gala - tình yêu đích thực của cuộc đời, Salvador Dalí đã nhờ chị gái mình là Anna Maria tạo dáng cho các bức tranh của ông. Bà chính là người con gái đã được khắc họa trong bức tranh Suy ngẫm bên cửa sổ mà ông sáng tác năm 21 tuổi. Thế nhưng, ngay sau khi vẽ bức tranh này, mối quan hệ giữa hai chị em lại càng tồi tệ hơn. Họ đã từ mặt nhau khi Salvador viết lên một trong những bức tranh của ông “Đôi khi tôi nhổ nước bọt vào bức chân dung của mẹ tôi và điều đó làm cho tôi cảm thấy hài lòng”.

Thậm chí nhiều năm sau, Anna vẫn không tha thứ cho Salvador vì điều này xúc phạm đến mẹ của họ. Vào năm 1949, bà xuất bản cuốn sách Salvador Dalí, Seen Through the Eyes of His Sister (Salvador Dalí, góc nhìn từ chị gái). Cuốn sách không hề chứa đựng sự ngưỡng mộ hay khen ngợi nào dành cho ông và điều này khiến cho Salvador tức giận. Năm 1954, ông đã vẽ một bức tranh có tên là Young Virgin Auto-Sodomized By Horns of Her Own Chastity (Ả trinh nữ trẻ yêu thích giao dâm bởi những chiếc sừng của sự trinh trắng). Bức họa này có phần giống với bức tranh cô đứng ở cửa sổ. Có người nói ràng đó là sự trả thù của ông cho chị gái mình và cuốn sách của bà ấy.


Icarus ở đâu trong bức tranh “Landscape with the Fall of Icarus”?

Bức tranh nổi tiếng của Pieter Bruegel the Elder có nhiều bí mật ẩn giấu và nhiều cái trong số đó vẫn chưa được tiết lộ. Bức tranh này có hai lời giải thích gây tranh cãi. Lời giải thích đầu tiên nói rằng cái chết của một người không thể ngăn chặn dòng chảy của cuộc sống, ngay cả cái chết của một nhân vật táo bạo và dũng cảm như Icarus. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy một nửa trong bức tranh là một người vẫn đang miệt mài làm việc, trong khi Icarus lại bị ẩn ở góc dưới cùng bên phải của bức tranh. Không ai chú ý đến cú ngã của anh, tất cả vẫn tiếp tục công việc như bình thường. Lời giải thích thứ hai nói rằng một con người đang phấn đấu cho những thành tựu mới và khám phá mới. Cái chết của Icarus là một thất bại cho tất cả những người bị lôi cuốn vào ánh sáng và sự hoàn hảo.

Các nhà sử học mỹ thuật đã thành công chỉ ra rằng bức tranh không thể hiện kĩ thuật của người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu, có nghĩa là bức tranh này có thể là một bản sao chép trong khi bản gốc chưa được lưu lại. Các nhà sử học khác tin rằng lại bức tranh là bản gốc và được vẽ bởi Bruegel trên nền gỗ trước khi nó được chuyển thành tranh sơn dầu. Thật không may, ngày nay vẫn chưa ai có thể biết được người họa sĩ thực sự của bức tranh, nhưng mọi người có thể thưởng thức kiệt tác này tại Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Bỉ ở thủ đô Brussels.


“Young Woman Powdering Herself” của Georges Seurat và bức chân dung tự họa của họa sĩ được ẩn trong bức tranh


Bức tranh miêu tả Madeleine Knobloch - người tình của họa sĩ. Loại hình nghệ thuật của bức chân dung này khá khác biệt đối với Seurat. Có thể tình yêu đã truyền cảm hứng để ông thử nghiệm với loại hình này. Cho đến khi ông qua đời, không ai có thể đoán được rằng người phụ nữ này là người tình của danh họa. Seurat là một người kín đáo và không chia sẻ nhiều về đời tư, kể cả với những người bạn thân thiết. Ban đầu, họa sĩ đã tự họa mình ở cửa sổ, nhìn cô gái một cách trìu mến. Nhưng ông đã thay đổi bố cục của bức tranh bằng lọ hoa sau khi nghe lời khuyên từ một người bạn. Thật đáng tiếc!


Bức họa bí ẩn “Woman at a Window” của một họa sĩ vô danh


Bên trái là bức ảnh chụp của bức tranh trong quá trình phục chế màu, có thể nhìn thấy lớp sơn lót bên trên. Bên phải là bức tranh sau khi được khôi phục.

Bức tranh Woman at a Window (Người phụ nữ bên cửa sổ) thuộc về một họa sĩ không rõ tên tuổi, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia London, Anh và ẩn sâu trong nó là một câu chuyện thú vị. Bức tranh được gửi đi để phục chế màu - một quá trình thường lệ cho những kiệt tác nghệ thuật. Tuy nhiên, các chuyên gia lại phát hiện ra có thêm một lớp màu nữa dưới lớp sơn lót, và cô gái trong bức tranh có mái tóc màu vàng hoe chứ không phải màu nâu như chúng ta vẫn tưởng. Hơn nữa, cô gái cũng có trang phục và màu mắt khác so với bản gốc.

Bức tranh đã có thể được chỉnh sửa để đạt những tiêu chí thẩm mĩ của thế kỉ 19. Bầu ngực thả rông đầy đặn, ánh mắt liếc qua một bên và một số chi tiết khác nữa đã cho thấy cô gái trong bức chân dung đầu tiên có thể là một gái mại dâm.


Raffaello Santi đã giấu mình và bạn bè trong bức bích họa như thế nào?


Một trong những kiệt tác thời Phục Hưng là bức bích họa nổi tiếng của Raffaello Santi - School of Athens. Bức họa ẩn chứa nhiều điều đáng ngạc nhiên. Họa sĩ hóa thân thành hình ảnh của các nhà tư tưởng và các nhà khoa học vĩ đại, ông còn quyết định cho một số người bạn thân thiết của mình vào trong đó. Ví dụ như ông đã sao chép ngoại hình của Heraclitus - một nhà triết học Hy Lạp cổ đại từ bức vẽ của Michelangelo Buonarroti (1), hay nhà triết học Plato giống Leonardo da Vinci (2), trong khi các đặc điểm khuôn mặt của Raphael có thể được nhìn thấy là khá giống với Apelles - một họa sĩ Hy Lạp cổ đại.


Cái gì được viết lại thành mật mã ở một trong những bức vẽ bằng vải bạt nổi tiếng nhất của Paul Gauguin?

Một bức tranh lớn có tên là Where Do We Come From? What Are We? Where Are We Going? (chiều cao 1m5, chiều dài 3m6) nên được “đọc” (cảm thụ) từ trái qua phải như Kabbalistic texts (điều được tiếp nhận từ thầy qua trò, những điều khó hiểu) mà Gauguin thích thú. Dưới đây là một số bản sao chép lại:

Đứa trẻ tượng trưng cho một linh hồn đang ngủ trước khi hiện thân về kiếp người trần tục.

Người đàn ông hái trái cây tượng trưng cho những khát khao thần bí của con người.

Người phụ nữ da đen tượng trưng cho một linh hồn ở giai đoạn phát triển cao nhất của nó.

Người già tượng trưng cho thực tế rằng con người rồi sẽ đến lúc phải chết.

Sau khi Gauguin hoàn thành bức tranh trên tấm vải này, ông đã cố tự tử nhưng không thành. Vài năm sau, người họa sĩ qua đời vì mắc nhiều căn bệnh khác nhau. Ông đã trải qua những năm tháng cuối đời trong nghèo khổ. Sau khi ông mất, các tác phẩm của ông mới được thế giới công nhận và đánh giá cao.


Bức tranh “The Girl with a Pearl Earring” thực sự không có bất kỳ đôi bông tai nào cả?

Một nghiên cứu gần đây về bức vẽ của Johannes Vermee đã chỉ ra rằng viên ngọc trai được vẽ quá to và không hề tự nhiên. Có lẽ đây là viên ngọc trai nhân tạo làm từ thuỷ tinh Venice và mạ thiếc của Ý. Các nhà khoa học không thể tìm thấy sự gắn kết nào cho chiếc khuyên, không hề có cái vòng nào nối chiếc khuyên tai và tai lại với nhau. Họ không hiểu đây là kiểu trang sức gì và ban đầu nó trông như thế nào. Dường như, đó là những câu hỏi không ai có thể trả lời được.

Theo Lostbird

tin cùng chuyên mục